Kinh nghiệm chọn Hosting giá rẻ, hosting tốt – 15k cũng có

Bài viết này dành cho những bạn định mua Host làm web Online, làm web nhanh chóng đơn giản; mua host giá rẻ, tìm top các nhà cung cấp hosting tốt nhất Việt Nam.

Một số lưu ý chung

Host là gì

Bạn có thể tham khảo các  bài viết sau:

> Khái niệm về Hosting – Hosting là gì

> Có những loại dịch vụ Hosting Website nào?

Host Việt Nam hay Host nước ngoài

Chọn Hosting Việt Nam, hay Hosting tại nước ngoài là vấn đề chúng ta cần cân nhắc cẩn thận. Hosting tại Việt Nam thì người dùng tại Việt Nam sẽ truy cập nhanh hơn. Hosting nước ngoài thì có hệ thống thường lớn, bảo mật, ổn định.

Bạn có thể tham khảo một số nhà cung cấp ở list dưới. Tùy theo nhu cầu, giá cả để chọn cho phù hợp nhé. Về cơ bản thì tốc độ mạng nó không chênh lệch nhiều lắm. Chủ yếu là bạn cài CMS nào (WordPress, Drupal, Joomla,… hay HTML chay…), giao diện có nặng không, hay đơn giản, nội dung bài viết có dài không, nhiều ảnh không, nhiều code không… Mấy cái này nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ load trang.

Chọn Hosting Việt thì được cái hỗ trợ chắc chắn bằng tiếng Việt (haha). Nhưng giờ thì không thiếu các Hosting nước ngoài cũng hỗ trợ tiếng Việt rất tốt, support 24/7.

Các loại host thông dụng, nên dùng loại nào là phù hợp

Để trả lời được câu hỏi này, thì bạn cần xác định nhu cầu của mình sẽ là như thế nào? Web blog nhỏ, hay vừa, hay lớn. Là trang thương mại điện tử hàng trăm, hàng nghìn người vào cùng lúc, hay một trang báo với lượng truy cập lớn? Hay là một Niche Site (Website đánh vào thị trường ngách) với lượng khách truy cập không nhiều lắm, khoảng vài trăm người một ngày.

Có lẽ bạn đã tự có câu trả lời rồi nhỉ ! Web lớn thì nên ưu tiên host có cấu hình trung bình, hoặc cao cho chắc. Tuy nhiên, nhà cung cấp Hosting nào cũng có thể hỗ trợ chúng ta nâng cấp gói Hosting lên nên cũng không cần phải lo lắng cái này từ đầu lắm đâu. Chúng ta có thể thay đổi, nâng cấp sau cho phù hợp.

Lời khuyên của mình là nên chọn gói nhỏ, vì khi mới lập web thì lưu lượng truy cập cũng chưa nhiều, mình tạo web trước, chọn gói nhỏ vừa tiết kiệm chi phí, vừa test xem dịch vụ hosting có tốt không, support có tốt không… Trừ khi bạn có phương pháp đổ lượng lớn traffic ngay vào web thì nên chọn gói cấu hình cao hơn nhé.

Thông số cần chú ý

Dung lượng

Về dung lượng, thường thì chúng ta không sử dụng nhiều dung lượng ngay khi mới bắt đầu.  có một số các gói cơ bản: 500MB, 1GB, 2GB,… để thiết kế web được mượt và chạy trơn chu, thì quá nhỏ nhất các bạn nên chọn là 1 GB, 500MB cũng được nhưng đến lúc đăng bài nhiều, up ảnh nhiều nó hết dung lượng thì phiền.

Về dung lượng bạn cũng cần chú ý đến nó là SSD hay không nhắc đến. Vì ổ SSD có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn hẳn ổ thường mà. Để rõ hơn bạn có thể hỏi nhân viên kinh doanh bên nhà cung cấp nhé

Băng thông

Về băng thông thì ta cần lưu ý rằng có một số nhà  cung cấp cho băng thông giới hạn, có thể là 1GB, 3 GB, 10GB, 20GB một tháng. Điều này là một bất lợi khi bạn dự định website của mình có nhiều lượt truy cập. Vậy nên cứ băng thông không giới hạn mà chọn nhé. Đương nhiên, nếu bạn chỉ có nhu cầu làm một web nhỏ, truy cập ít thì cân nhắc dùng băng thông giới hạn cũng OK, nếu giá nó rẻ hơn nhiều.

Tốc độ

Tốc độ là một trong những vấn đề chính mà chúng ta cần phải quan tâm. Bạn có thể sử dụng một số công cụ check tốc độ website như: Ping Dom Tools, Gmetrix,… để kiểm tra trang chủ của nhà cung cấp. Tất nhiên, cách này check được tốc độ load trang, chứ không trực tiếp check tốc độ load của host, nhưng dựa vào đấy chúng ta cũng có được cái nhìn cơ bản về tốc độ Host rồi nhỉ.

Số domain (chính + addon)

Là khi bạn mua 1 host, thì host đấy được gắn vào bao nhiêu tên miền kể cả chính, phụ. Ví dụ Addon domain = 3 thì ngoài domain chính ra, bạn còn có thể gắn vào đấy 3 domain phụ nữa. Tiết kiệm chi phí khỏi phải mua thêm host nếu bạn định làm nhiều web (Vì domain cũng rẻ mà)

Số tài khoản MySQL

Còn gì cay đắng hơn khi addon domain nó hiển thị là 5, mà số tài khoản MySQL cho phép chỉ là 1. Rất cay !!!

Điều này có nghĩa là: bạn gắn bao nhiêu thì gắn, nhưng hệ cơ sở dữ liệu chỉ có 1, hay nói đơn giản hơn, bạn gắn cả đống website vào, nhưng chỉ cài được 1 web là bằng WordPress, hay bất cứ CMS (Content Management System) nào sử dụng MySQL, ví dụ như PageKit.

That’s Cú lừa, haha.

Vậy nên khi mua host bạn cần chú ý đến khoản số tài khoản MySQL nhé. Tùy nhu cầu thôi

Gói Hosting Window hay Linux

Một trong những điểm quan trọng cần để ý khi mua Hosting, đó là xem xem Host đó chạy hệ điều hành nào, Window hay Linux. Thông tin này có ngay trong mục thuê Host, nếu tìm không thấy bạn có thể chat ngay với nhân viên tư vấn hỗ trợ khách hàng (thường có hộp chat dưới góc phải màn hình). Hoặc gọi điện ngay hỏi cho nhanh.

Vậy chúng ta cần quan tâm Host Windows hay Linux làm gì?

1, Về bảo mật, cơ bản thì nó cũng như nhau.

2, Về phương thức truy cập vào máy chủ, cả hai loại đều hỗ trợ FTP. Tức là bạn có thể sử dụng một phần mềm như FileZilla để upload, download, sửa file trên Host. Riêng Linux thì mới hỗ trợ thêm telnet, ssh.

Tuy nhiên, rất ít người cần telnet hoặc ssh để thực hiện một số lệnh hay sửa đổi trực tiếp trên máy chủ.

3, Linux hỗ trợ PHP, Perl và CGI, Windows đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET. Bởi vậy nếu bạn có ý định tạo một Website và cài WordPress, hoặc Joomla thì hãy chọn Linux. Còn nếu bạn có thể thiết kế web qua ASP, ColdFusion, .NET thì chọn Windows nhé.

Cpanel hay Direct Admin

Cpanel có giao diện như sau:

Bạn có thể thấy giao diện này mình có thể làm được rất nhiều thứ, và click vài cái rất đơn giản.

Direct Admin có giao diện như sau:

Ít chức năng hơn Cpanel, và nếu bạn dùng quen Cpanel thì Direct Admin có vẻ khá khó sử dụng

Chức năng quan trọng nhất của Cpanel và Direct Admin, đó là File Manager, nhằm quản lí tập tin trong Hosting của bạn.

Một số điểm chính bạn nên biết về Cpanel và Direct Admin

Cpanel:

  • Có sẵn công cụ cài đặt WordPress, Joomla, Drupal, phpBB, Magento… (một đống CMS – content management system). Bạn có thể chọn tùy theo mục đích tạo Web, nó có chia theo Category giúp bạn dễ chọn hơn: Làm Blogs, Forums, Images Galleries, Wikis, Social Networking, trang thương mại điện tử, trang nhạc, video, trang Upload,… Có thể nói đây là một điểm cộng rất lớn cho Cpanel. Bạn sẽ không phải ngồi mò cách tìm CMS phù hợp cho Web, cũng như tìm cách cài đặt lằng nhằng.
  • Có công cụ Let’s Encrypt, giúp cài đặt SSL (HTTPS) lên Hosting.

Direct Admin:

  • Chỉ có cái khung Hosting, bạn tự Upload mã nguồn WordPress, Joomla, Drupal,… để cài đặt. Tất nhiên bạn phải tự tạo cả Database trong MySQL rồi. Mọi thứ đều thủ công hết.
  • Tự cài đặt SSL Certificate các kiểu để đưa Web từ HTTP sang HTTPS

Thường thì nhà cung cấp Hosting sẽ chọn một trong hai cái: Direct Admin hoặc Cpanel làm bảng điều khiển Hosting cho khách hàng. Bởi vậy bạn cần lưu ý tìm nhà cung cấp dùng Cpanel hay Direct Admin cho dễ dùng nhé.

Nhìn thì có vẻ Cpanel hoàn toàn vượt trội so với Direct Admin nhỉ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng quá về vấn đề này, nếu bạn tìm được nhà cung cấp có giá khá tốt, dịch vụ chạy ngon lành tốc độ cao nhưng lại dùng Direct Admin thì cũng chẳng sao. Vì cài đặt chỉ lần đầu là xong mà, sau đó chỉ toàn up ảnh, đăng bài sửa bài,… trên ngay WordPress (hay bất cứ CMS nào bạn cài). Ít khi dùng đến File Manager của Hosting.

Top nhà cung cấp Hosting tốt, rẻ, support nhiệt tình

Godaddy

Nếu bạn muốn một dịch vụ lưu trữ website chất lượng trong khi chi phí cực rẻ thì Godaddy là dịch vụ không thể bỏ qua dành cho bạn. Nếu mới bắt đầu vào xây dựng và làm website thì dịch vụ Godaddy (hosting và tên miền) là chọn lựa số 1 cho bạn. Bạn có thể cân nhắc việc chuyển đổi hosting sau này nếu website của bạn đủ lớn mạnh.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ, Godaddy thường có khuyến mãi cho khách hàng đăng ký mới. Ví dụ khi bạn đăng ký Gói Hosting Web Khởi đầu thì phí ban đầu là 24.000 đ / tháng. Khá rẻ phải không nhỉ ! Đặc biệt hơn, bạn có thể thấy rằng Godaddy cho bạn ngay 30GB dung lượng. Một con số rất ấn tượng, vì một website thường thường 1GB, nhiều lắm thì vài GB, trừ khi bạn mở dịch vụ cho Upload hoặc tương tự thì mới tốn nhiều.
  • Bảng điều khiển linh hoạt, dễ sử dụng: Cpanel
  • Cài đặt bằng 1 lần nhấp chuột đối với hơn 125 ứng dụng miễn phí. (WordPress, Joomla, Drupal, v.v.)
  • Một lần nhấp chuột để mua thêm tài nguyên (CPU, RAM, I/O, v.v.)
  • Kiểm soát bảo mật và chống DDoS (chống bị tấn công không vào được web)

Nếu bạn có nhu cầu mở nhiều website, thì Gói Web Hosting Cao cấp của Godaddy cực kỳ phù hợp, bởi nó cho: Không giới hạn số website, Dung lượng lưu trữ không giới hạn, Không giới hạn số miền phụ.

Nếu Web Hosting này vẫn chưa đủ thỏa mãn bạn, bạn có thể tham khảo thêm gói dịch vụ WordPress Hosting của Godaddy, tối ưu cho những Website chạy WordPress.

Bạn cũng có thể đăng ký tên miền ngay với Godaddy luôn, rất tiện. Có thể bạn đã biết: GoDaddy là nhà cung cấp tên miền hàng đầu thế giới, hơn 13 triệu khách hàng hài lòng, hơn 60 triệu tên miền được đăng ký, có mặt trên hơn 100 quốc gia.

> Hướng dẫn cách mua Hosting Godaddy

Hostinger

Như bạn thấy, Hostinger cũng rất hay khuyến mãi, mỗi lần khuyến mãi là giá Hosting giảm rẻ bèo luôn. Ví dụ như hình dưới, với giá chỉ 0.8 $ / tháng, tức là hơn 18.000 đ thôi, có luôn 10GB SSD dung lượng sử dụng. Tính ra là rất rẻ.

Hostinger có tích hợp công cụ Website Builder với hàng nghìn mẫu Web cho bạn chọn. Nếu bạn cần 1 Website làm Landing Page giới thiệu sản phẩm, giới thiệu dịch vụ,… hoặc Website cá nhân ấn tượng, không cần biết code, chỉ cần kéo thả từ những thành phần có sẵn. Nó cũng tương tự Wix vậy (Wix quảng cáo suốt trên Youtube).

Website Builder này tiện phết đấy, vì nếu bạn cài WordPress từ đầu, sau cài giao diện (Theme), chỉnh sửa nọ kia, thêm bớt thì cũng mất công chán. Hơn nữa, nếu bạn muốn sửa chuyên sâu hơn trong WordPress, khi theme không có sẵn thì phải code.

Ưu điểm:

  • Giá rẻ, chọn đúng dịp khuyến mãi thì cực rẻ
  • Sử dụng Cpanel
  • Hỗ trợ Website Builder – Không cần kiến thức lập trình, tự tạo giao diện Web ưng ý.
  • Với các gói Web Hosting của Hostinger, bạn có thể 1 Click cài ngay WordPress hoặc các CMS khác.
  • Nếu bạn có nhu cầu thuê VPS thì Hostinger có khá nhiều lựa chọn.

Powernet

Điểm đầu tiên mình thấy ở Powernet là nó được cái giá rẻ, phù hợp cho những bạn mới bắt đầu làm Web, không muốn chi quá nhiều vào Hosting nhưng vẫn có Hosting để làm web, để thực hành, và để kiếm tiền Online nữa.

Có 2 dạng Hosting là Hosting Việt Nam, và Hosting nước ngoài, trong đó Hosting nước ngoài rẻ hơn, bạn có thể tham khảo bảng giá:

Như bạn thấy, gói Hosting NN1 chỉ có giá 15.000 đ / tháng cho 500MB. Nói chung dùng gói NN3 với giá 25.000 đ / tháng cho 2000MB là đủ vọc rồi.

Ưu điểm:

  • Ngon bổ rẻ, đăng ký không tốn bao nhiêu.
  • Tốc độ tạm được, nhiều lựa chọn Hosting
  • Hỗ trợ Auto Backup định kỳ hàng tuần

Nhược điểm:

  • Gói Hosting nước ngoài sử dụng Direct Admin khá khó khăn cho người mới trong việc chỉnh sửa file, upload file, chỉnh DNS. Ngoài ra cài WordPress cũng phải thủ công.

Azdigi

AZDIGI cung cấp dịch vụ chủ yếu là Hosting và VPS/Server, được sáng lập nên bởi Thạch Phạm, một blogger nổi tiếng với rất nhiều bài hướng dẫn chuyên sâu về WordPress trên ThachPham.com.

Về giá cả, thì gói AZH-1 với giá 50.000 đ / tháng không phải là thấp nhất so với các nhà cung cấp khác. Nhưng bạn có thể hoàn toàn trải nghiệm được tốc độ cực nhanh, bảo mật cao, không sợ mất dữ liệu vì hệ thống tự động Backup hàng ngày. Và Azdigi do Thạch Phạm –  Blogger nổi tiếng hướng dẫn chuyên sâu về WordPress sáng lập nên hỗ trợ rất tốt cho những Website WordPress.

Ưu điểm:

  • Dùng Cpanel
  • Tốc độ Hosting cực cao, vì là Hosting Việt Nam & hệ thống máy mạnh.
  • Sử dụng LiteSpeed Webserver Enterprise hỗ trợ LiteSpeed Cache (WordPress) và LiteMag (Magento) cho tốc độ tải trang cực nhanh
  • Support cực nhiệt tình và nhanh chóng. Đây là một điểm cộng khá lớn dành cho Azdigi. Vì trong số các Hosting mình dùng, Azdigi có lẽ là trả lời nhanh nhất, xử lí vấn đề nhanh nhất.
  • Máy chủ sử dụng hệ điều hành CloudLinux 7 mới nhất giúp chống 100% tấn công local.
  • Backup hàng ngày, cam kết uptime 99.9% với support 24/7/365.
  • Dùng thử trong vòng 7 ngày trước khi thanh toán chính thức. Khi kết thúc dùng thử và dùng chính thức, bạn vẫn được hoàn tiền trong vòng 10 ngày nếu không hài lòng dịch vụ.

Inet

Inet là nhà cung cấp Hosting tại Việt Nam, với giá cả khá tốt. Nhiều đợt khuyến mãi, mã giảm giá. Gói A của Inet cho chúng ta 20GB dung lượng, với giá dao động từ 25.000 đ – 49.000 đ tùy đợt. Bạn hãy căn chính xác thời gian rồi đăng ký để nhận được ưu đãi nhất nhé.

Nếu bắt được đúng dịp khuyến mãi thì Inet có lẽ là nhà cung cấp rẻ nhất nhì thị trường.

Ưu điểm:

Sử dụng Cpanel, cài đặt Website, Hosting khá đơn giản dễ dàng,

Tốc độ Load Web cao với LiteSpeed

 

Zcom

  • Ổ cứng full SSD cho tốc độ xử lý nhanh gấp 4 lần
  • Giao diện quản trị cPanel đơn giản, dễ dàng sử dụng
  • Đường truyền ổn định với DC tại Việt Nam
  • Hỗ trợ kỹ thuật 24/7

Điểm mạnh của Hosting Z.com là Hosting Việt, giá khởi điểm rẻ, chỉ 20.000 đ / tháng cho 1 GB SSD. Thông số cụ thể bạn có thể xem tại: https://kynguyencongnghe.com/hosting-z-com

Đăng ký tên miền

Ngoài việc đăng ký Hosting, thì tất nhiên chúng ta cũng cần một nơi để mua tên miền rồi. Ở tất cả các nhà cung cấp Hosting trên, đều có thêm dịch vụ mua tên miền, bởi vậy bạn có thể mua ngay tại nhà cung cấp đó cho tiện. Hoặc có thể Hosting một bên, Domain một bên cũng được, không ảnh hưởng gì cả. Tùy theo thời điểm mua mà giá cả có thể chênh lệch. Godaddy, Namecheap thường có những đợt khuyến mãi đăng ký tên miền mới, giá rẻ như cho không luôn, sau đó gia hạn mới đúng giá thị trường.

Namecheap

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *