Review sách hay “LỜI TỪ CHỐI HOÀN HẢO”
CÁCH NÓI KHÔNG MÀ VẪN NHẬN ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN!
Từ chối – một khoa học của nghệ thuật sống.
Quyển sách này nói về nghệ thuật Từ chối tích cực trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Thách thức của Từ Chối
Hàng ngày, chúng ta gặp phải những tình huống cần phải nói lời Từ chối với những người mà quyết định cuộc sống của chúng ta. Hãy tưởng tượng tất cả những tình huống mà chúng ta có thể nói lời Từ chối trong một ngày.
Trong bữa sáng, con gái bạn xin bạn mua đồ chơi mới. ˝Không được˝, bạn trả lời, ˝con có đủ đồ chơi rồi˝. ˝Nhưng bố ơi, bạn con đứa nào cũng có mà˝. Liệu bạn có thể Từ chối mà không cảm thấy mình là một người cha không tốt?
Khi bạn đến công ty, giám đốc mời bạn vào văn phòng nói chuyện và đề nghị bạn làm việc vào cuối tuần để hoàn thành một dự án quan trọng. Đó cũng chính là ngày mà vợ chồng bạn đã mong chờ từ lâu để đi nghỉ cùng nhau. Nhưng người yêu cầu lại chính là ông chủ của bạn và kỳ xem xét thăng chức đang đến gần. Làm thế nào bạn có thể Từ chối mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ với ông chủ cũng như khả năng thăng tiến của mình?
Một khách hàng quan trọng gọi điện đến và đề nghị bạn chuyển hàng sớm hơn ba tuần so
với kế hoạch. Bạn biết rằng việc này sẽ gây áp lực và cuối cùng có thể khách hàng sẽ không hài lòng với chất lượng công việc. Nhưng đây là một khách hàng quan trọng và họ không chấp nhận câu trả lời Không. Liệu bạn có thể Từ chối mà không làm hỏng mối quan hệ với khách hàng?
Bạn đang tham dự một buổi họp nội bộ công ty và ông chủ đang giận dữ với một nhân viên, phê bình gắt gắt công việc, thậm chí còn xúc phạm, lăng mạ cô ấy bằng những từ thô lỗ nhất có thể tưởng tượng được. Mọi người tuy im lặng, sợ hãi, nhưng mừng thầm vì người phải chịu sỉ nhục lần này là người khác chứ không phải mình. Bạn biết những hành vi này hoàn toàn không phù hợp, nhưng liệu bạn có dám lên tiếng?
Bạn về nhà và nghe tiếng chuông điện thoại reo. Đó là một người hàng xóm và cũng là bạn của bạn, đề nghị bạn làm chủ tịch hội từ thiện. Dĩ nhiên, lý do là một điều tốt đẹp. ˝Anh có những kỹ năng mà chúng ta cần˝. Bạn biết rằng mình đã bị ràng buộc, nhưng liệu bạn có thể Từ chối mà không có cảm giác mình thật là tồi?
Rồi trong bữa tối, vợ bạn bàn về việc mẹ bạn định đến ở cùng với gia đình vì bà đã cao tuổi mà lại sống một mình thì không nên. Vợ bạn phản đối quyết liệt và bảo bạn gọi điện Từ chối. Nhưng làm thế nào bạn có thể Từ chối chính mẹ mình?
Trước khi đi ngủ, bạn dắt chó ra ngoài và nó bắt đầu sủa nhặng lên, khiến những người hàng xóm thức giấc. Bạn quát nó im đi, nhưng nó không nghe. Rõ ràng là thậm chí với cả loài chó, Từ chối cũng không phải là dễ dàng.
Bạn có thấy những câu chuyện này rất quen không?
Để bảo vệ những gì thỏa mãn nhu cầu của bạn hay của người khác, bạn phải Từ chối những yêu cầu hay đề nghị không mong muốn, những hành vi sỉ nhục không phù hợp, những tình huống không công bằng, hệ thống không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.
Tại sao chúng ta lại sợ hai chữ “TỪ CHỐI” đến vậy?
˝Tôi không muốn mất vụ làm ăn đó˝.
˝Tôi không muốn phá hỏng mối quan hệ đó˝.
˝Tôi sợ họ trả thù tôi˝.
˝Tôi sẽ bị thôi việc˝.
˝Tôi cảm thấy áy náy – tôi không muốn làm tổn thương họ˝
Đây có lẽ là những lý giải thích hợp và thiết thực nhất. Để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa quyền lực và quan hệ, thường có ba cách phổ biến:
- Thỏa hiệp: Nói Đồng ý mặc dù muốn Từ chối
- Tấn công: Từ chối thẳng thừng
- Tránh né: Không nói gì
Vậy làm thế nào để có được sự khéo léo tối đa giữa Đồng Thuận và Từ Chối? Chúng ta nói Không, có thể với bạn bè, các thành viên trong gia đình, ông chủ, nhân viên, đồng nghiệp hay thậm chí là với chính mình. Từ chối như thế nào sao cho hiệu quả và lịch sự nhất. Đó là cả một nghệ thuật – và “Lời từ chối hoàn hảo” dậy chúng ta về nghệ thuật tuyệt vời này.
GIẢI PHÁP : LỜI TỪ CHỐI TÍCH CỰC
Cuốn sách gồm ba phần chính:
- Phần đầu đề cập đến sự chuẩn bị cho một lời Từ chối tích cực.
- Phần hai giải thích cách Từ chối tích cực
- Phần ba hướng dẫn cách thực hiện, cách biến sự phản đối của người khác thành sự ủng hộ.
Mỗi phần đều rất cần thiết cho thành công của bạn.
Nếu bạn muốn có một quãng thời gian để trì hoãn từ chối, những câu nói sau đây có thể rất hữu ích cho bạn.
Khi người khác đòi hỏi không thỏa đáng, bạn có thể nói:
- Tôi xin lỗi nhưng đây không phải là lúc thích hợp để nói về điều này. Hãy nói về nó vào buổi chiều nay nhé.
Hãy để tôi suy nghĩ về nó và tôi sẽ trả lời bạn vào ngày mai. - Tôi cần thảo luận với đồng nghiệp đã.
- Để tôi gọi điện kiểm tra cái này trước đã.
Nếu người kia cư xử không đúng mực, bạn có thể dùng những câu như:
• Tại sao chúng ta không ngừng lại và nghỉ một chút nhỉ?
• Nghỉ 5 phút nhé.
• Tôi cần lấy một cốc cà phê khác, anh không phiền chứ?
Lời kết: Giao tiếp là một kỹ năng bạn có thể học. Nó cũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy. Nếu bạn sẵn sàng nhọc công vì nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi phần trong cuộc sống của mình.
Communication is a skill that you can learn. It’s like riding a bicycle or typing. If you’re willing to work at it, you can rapidly improve the quality of every part of your life.
Để lại một bình luận